Chu kì kinh nguyệt là gì?

Chu kì kinh nguyệt là gì?

  • Hành kinh là ra máu kinh âm đạo nhưng không phải ra máu âm đạo nào cũng là hành kinh. Vậy Hành kinh là gì? Chu kì kinh nguyệt là gì?
  • Theo lý thuyết thì khoảng 14 ngày trước ngày hành kinh là ngày Rụng trứng.


  • Khi trứng rụng sẽ đi vào 1 trong 2 vòi trứng (đường vào tử cung). Chỗ trứng rụng sẽ tạo thành nang hoàng thể -> tiết ra Chất tác động lên nội mạc tử cung (lớp trong của tử cung) giúp cho Phôi thai dễ làm tổ. Hoặc có thể nói Hoàng thể nuôi Nội mạc tử cung. 

  • Hoàng thể chỉ tồn tại khoảng 14 ngày thì không thể nuôi nội mạc tử cung được nữa. Khi đó Nội mạc tử cung sụp đổ và bong phần dày bên ngoài, chảy ra ngoài tạo thành kinh nguyệt.
  • Trừ khi có thai (trứng và tinh trùng gặp nhau, Thụ tinh trong vòi trứng trứng, tạo Phôi thai). Phôi thai theo vòi trứng vào trong lòng tử cung. Mất khoảng 10 ngày để Phôi thai làm tổ thành công. Khi làm tổ thành công thì nhau thai sẽ tiết chất để duy trì hoàng thể, duy trì nội mạc --> không hành kinh. Do đó khi trễ kinh ta thường nghĩ đến có thai.
  • Như vậy rụng trứng tạo Hoàng thể nuôi Nội mạc tử cung cung để dễ có thai, có thai sẽ duy trì hoàng thể. Nếu không có thai sẽ suy hoàng thể, sụp đổ nội mạc tử cung, hành kinh. Hành kinh xong sẽ qua chu kì mới, rồi rụng trứng.... lặp đi lặp lại theo chu kì, đó là chu kì kinh nguyệt.
  • Lý tưởng là chu kì dài 28 này. Ngày 1 là ra kinh, ngày 14 là rụng trứng.
  • Tuy nhiên nhiều người chu kì khác 28 ngày, khi đó ngày rụng trứng là 14 ngày trước ngày hành kinh dự kiến sắp tới.
  • Chu kì không đều hoặc kéo dài hoặc ra nhiều máu kinh thì bạn cần gặp Bác Sĩ Sản Phụ khoa để kiểm trả xem có bệnh lý gì không?
BS. Trọng Quí

0 Bình luận:

Đăng nhận xét